Nỗi Sợ Không Gian Kín Của Khách Hàng F&B Thời Covid
Sau nhiều tháng thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống Covid - khoảng thời gian đủ dài để hình thành nên những thói quen, hành vi mới. Đó là: Ưa thích không gian rộng rãi, thoáng mát; e ngại không gian máy lạnh và đặc biệt là không gian kín khi quay lại nhịp sống bình thường mới.
1. Hội chứng sợ không gian kín là gì?
Có thể hiểu đơn giản hội chứng sợ không gian kín là biểu hiện lo lắng sợ hãi khi bước vào một không gian chật hẹp như thang máy, đường hầm, hay một không gian lớn nhưng đông đúc.
Trong thời kỳ covid, nhiều người phải giãn cách tại nhà hay trong phòng trọ nhỏ hẹp, thiếu sáng. Điều đó dẫn đến sự bức bối khó chịu và dần trở nên lo âu khi muốn thoát ra nhưng không thể.
Mặt khác, khi được trở lại cuộc sống bình thường mới, thay vì cảm thấy tự do họ lại sợ phải tiếp xúc xã hội. Việc tập chung quá đông người trong một không gian kín khiến họ cảm thấy nguy cơ bị nhiễm covid tăng cao.
Họ từ chối những lời mời đi chơi, tránh xa đám đông, hoặc thậm chí trì hoãn việc quay trở lại nơi làm việc. Hiện tượng này phổ biến đến mức người ta gọi chúng là “hội chứng hang động”.
“Hội chứng hang động” có nghĩa là người ta lo ngại về việc đi ra ngoài vì sợ sẽ bị nhiễm bệnh” - BS tâm thần Arthur Bregman cho biết.
2. Nỗi sợ ảnh hưởng gì đến hành vi sử dụng dịch vụ F&B
Hội chứng sợ hãi đám đông trong không gian hẹp không chỉ cản trở việc hòa nhập cộng đồng, nó còn khiến khách hàng của ngành dịch vụ ăn uống thay đổi hành vi.
Sử dụng dịch vụ giao hàng hoặc take away:
Để phòng chống Covid, Các hàng quán chỉ bán online hoặc mang đi do đó khách hàng dần quen thuộc với việc mua mang về chứ không còn ngồi tại chỗ.
Tại Mỹ, khi nhiều nhà hàng đã được cho phép phục vụ tại chỗ nhiều khách hàng vẫn lựa chọn mua đồ ăn mang đi công viên để picnic hay mua cà phê vừa đi dạo vừa tán gẫu cùng bạn bè. Họ lo ngại rằng việc ngồi quá lâu trong một không gian kín như nhà hàng quán cà phê sẽ dễ bị nhiễm covid hơn. Điều đó dẫn đến một hành vi khác khi lựa chọn quán.
Ưu tiên không gian mở:
Nếu như trước đây, các quán cà phê theo phong cách workshop, là nơi có thể làm việc, học nhóm với sức chưa lớn, có máy lạnh, bàn dài tập thể được ưa chuộng. Thì giờ đây khách hàng dần chuyển sang lựa chọn những quán có không gian mở thoáng đãng hơn.
Nỗi lo lắng khi bước vào một không gian quá đông đúc nhộn nhịp, hít thở trong một bầu không khí máy lạnh đối lưu, chỉ cần một cú hắt hơi thì mầm bệnh có thể lan tỏa ra toàn bộ không gian quán.
Đi cà phê theo nhóm nhỏ thay vì tụ tập
Khách hàng cũng hạn chế đi cà phê, ăn uống theo nhóm, thay vào đó là đi theo cặp hoặc đi một mình. “Hội chứng hang động” khiến một số người thu hẹp lại mối quan hệ xã hội, chỉ tập trung vào những mối quan hệ thân thiết.
Hạn chế tối đa việc “chạm”:
Một nỗi sợ vô hình được nảy sinh trong thời kỳ covid đó là sợ “chạm”. Ta không thể nhìn thấy virus trên đồ vật, nhưng ta biết trên đó chứa hàng triệu vi khuẩn, mầm bệnh và có thể tồn tại hơn 10 giờ. Thông thường khi đi cà phê, người ta phải chạm vào hàng trăm thứ, từ tay nắm cửa, ly nước, mặt bàn, đến vòi rửa tay.v.v. Những vật dụng đó dù được quán vệ sinh thường xuyên nhưng vẫn tiềm ẩn virus .Bởi vậy giờ đây việc đụng chạm được hạn chế tối đa.
Tay nắm cửa - nơi ẩn chứa vô số vi khuẩn và mầm bệnh
Một lâm lý chung mới nảy sinh đó là ngại khử khuẩn tay. Nước rửa tay tại nơi công cộng thường là những loại chứa hàm lượng cồn cao, gây hại cho da tay hoặc có mùi khó chịu khiến khách hàng ngại sử dụng. Thậm chí có ý kiến cho rằng: “liệu trên thân chai nước rửa tay có tồn tại virus covid?”
3. Đâu là giải pháp cho ngành F&B?
Covid đã thay đổi nhiều thói quen của khách hàng, vì thế các doanh nghiệp F&B cũng đang chuyển mình để thích nghi. Tuy nhiên những biện pháp đưa ra vẫn còn mang tính tạm thời. Như việc khử khuẩn chỉ thực hiện khi khách hàng mới từ cửa bước vào, hay hạn chế chỗ ngồi bằng cách “xếp kho” nửa số bàn ghế. Điều đó chắc chắn không đủ để có thể thuyết phục được khách hàng an tâm sử dụng dịch vụ khi họ đang có quá nhiều nỗi lo sợ trong thời kỳ đại dịch. Vậy ngành F&B cần có những giải pháp gì về không gian?
>>> Xu hướng thiết kế "mở": Giải pháp không gian cho ngành F&B mùa Covid